Bất kỳ ai đi xe cũng đều biết rằng nhớt xe cần phải được thay thế định kỳ để đảm bảo độ bền, khả năng vận hành của xe song không phải ai cũng biết rằng mỗi loại dầu nhớt đều có thông số riêng, phù hợp với từng loại xem điều kiện thời tiết, môi trường khác nhau. Với những người yêu xe, muốn chăm sóc xe tốt hơn thì việc nắm rõ những thông số kỹ thuật của nhớt xe là điều không thể bỏ qua bao gồm 2 yếu tố quan trọng nhất: độ nhớt SAE và cấp chất lượng nhớt.
Thay nhớt cho xe liệu có đơn giản? Ảnh: DrivrZone.
1. Độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineers – Hiệp hội kỹ sư ô tô quốc tế):
Theo hiệp hội SAE thì dầu nhớt được phân ra làm 2 loại là đơn cấp và đa cấp.
+ Dầu nhớt đơn cấp: thường được nhận biết bằng ký hiệu SAE 40, SAE 50, v.v… Loại dầu nhớt này chỉ đảm bảo khả năng bôi trơn động cơ hiệu quả ở nhiệt độ cao. Khi ở điều kiện nhiệt độ máy thấp (như khi trời lạnh hoặc xe chưa khởi động) thì nhớt đơn cấp sẽ ở tình trạng quá đặc, không thể chảy len lỏi qua toàn bộ chi tiết máy. Nếu xe được vận hành trong tình trạng trên sẽ trở nên ì ạch và tốn nhiều thời gian để làm nóng máy hơn.
Nhớt đơn cấp Shell SAE 40. Ảnh: Shell Global.
+ Dầu nhớt đa cấp: được nhận biết bằng ký hiệu SAE 10W40, SAE 5W30, v.v… Chữ W là viết tắt của Winter – mùa đông. Số đằng trước chỉ khả năng khởi động xe ở nhiệt thấp. Công thức tính bằng cách lấy 30 trừ cho số đằng trước W nhưng ở nhiệt độ âm. Ví dụ: nhớt 10W40 có thể khởi động tốt ở nhiệt độ -20 độ C, nhớt 0W-50 có thể khởi động tốt ở nhiệt độ -30 độ C. Tuy nhiên ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì chúng ta có thể bỏ qua con số trước W và tập trung vào con số đằng sau. Chỉ số đằng sau chỉ độ đặc của nhớt. Nói đơn giản thì với xe tỏa nhiệt càng lớn thì chúng ta cần lựa loại nhớt có chỉ số sau W lớn để có thể vận hành mượt mà. Vì sao ư? Là vì nếu nhớt quá loãng sẽ không thể bảo vệ sự các chi tiết máy khi chúng ma sát với nhau. Tóm lại, nhớt quá đặc sẽ làm xe bị ì còn nhớt quá loãng thì động cơ mau hao mòn.
Nhớt Liqui Moly đa cấp 5W40. Ảnh: Liqui Moly.
2. Cấp chất lượng nhớt:
Đây là một thông số quan trọng thứ 2 mà bạn cần lưu ý.
+ API (American Petroleum Institute - Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ): API dành cho xe động cơ xăng được ký hiệu là SA, SB, SC,… cho tới mới nhất là API SN. Với động cơ dầu (diesel) thì được ký hiệu là CA, CB, CC,… Trong đó thì chữ cái phía sau được xếp theo thứ tự bản chữ cái và chữ càng về sau thì phẩm cấp nhớt càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN cao hơn SM và SL.
Nhớt Liqui Moly đa cấp 5W40. Ảnh: Liqui Moly.
+ JASO (Japanese Automotive Standards Organization - Cơ quan tiêu chuẩn phương tiện cơ giới Nhật Bản): tiêu chuẩn này phân làm 4 loại là JASO MA, JASO MA1, JASO MA2, JASO MB. Trong đó trừ MB là dành cho xe tay ga (scooter) ra thì còn lại đều có thể dùng cho xe máy, mô tô. Nên lưu ý rằng không nên sử dụng nhớt xe ga cho xe máy vì độ ma sát kém, có thể dẫn tới hiện tượng trượt ly hợp.
Nhớt Liqui Moly đa cấp 0W30 cho xe tay ga. Ảnh: Liqui Moly.
Ensusyday Trả lời
19/10/2022spironolactone vs lasix These data suggest that therapeutic targeting of EGLN may also be effective in the treatment of IDH mutant disease